skip to Main Content
4/5 - (5 bình chọn)

Sau một thời gian sử dụng, bộ nồi xe máy có thể gặp các lỗi trục trặc, làm ảnh hưởng đến hoạt động của xe. Trong nội dung bài viết này https://timthosuaxe.com sẽ hướng dẫn bạn đọc cách khắc phục hiện tượng tuột nồi xe máy cũng như các lỗi thường gặp khác một cách chi tiết nhất.

1. Tìm hiểu cấu tạo của bộ nồi xe máy và các nguyên nhân gây tuột nồi xe máy

Cấu tạo của nồi xe máy luôn luôn có 2 bộ phận chính là bộ nồi trước và bộ nồi sau. Hai bộ phận này được kết nối với nhau bằng đai cao su chuyên dụng hay còn được gọi là dây curoa xe máy. Các cấu tạo của bộ nồi trước và sau cũng không giống nhau.
Hiện tượng tuột nồi xuất hiện do lá bố bị mòn khiến cho việc tiếp xúc đều khó diễn ra dẫn đến tình trạng bị trượt. Các lá thép và lá sắt nằm chính giữa những lá bố bị hao mòn, lò xo ban đầu sẽ còn cứng nhưng sau khi sử dụng sẽ bị yếu đi và nhão ra làm cho tình trạng ép vào không chặt và cũng khiến hiện tượng tuột nồi xe máy diễn ra.

tuột nồi xe máy
Cấu tạo bộ nồi xe máy

Cấu Tạo Cơ Bản Của Nồi Nồi Xe Máy

Bộ nồi trước bao gồm chén bi, bi nồi, trục quay và má ngoài puli, tất cả được lắp đặt tại trục quay chính trên xe, còn được gọi là cốt máy. Ngược lại, bộ nồi sau gồm chuông nồi, lò xo bố 3 càng, bố ba càng, lò xo chuông sau kèm theo puly sau, được đặt ở trục sau bánh xe để điều khiển chuyển động của bánh.

Trong trạng thái không tăng ga, khi động cơ hoạt động, trục quay của bộ nồi trước chuyển động, kéo theo dây curoa và bố ba càng của bộ nồi sau. Tuy nhiên, chuông sau vẫn giữ nguyên do lực xe yếu, khiến bố ba càng áp sát vào chuông nồi, ngăn chặn xe di chuyển.

Nguyên lý hoạt động của bộ nồi trước dựa trên lực ly tâm xoay tròn. Khi động cơ hoạt động mạnh, lực ly tâm tăng, đẩy bộ nồi trước lớn, làm bi trượt. Dây curoa căng ra, khiến bố ba càng của bộ nồi sau di chuyển nhanh dưới tác động của lực ly tâm.

Trong trường hợp lực ly tâm của bố ba càng lớn hơn lực của lò xo, cánh bố sẽ mở ra, áp sát vào chuông nồi, tạo động lực cho chuyển động của chuông nồi. Điều này kích thích bánh xe kết nối với guồng, hoạt động hài hòa và mang lại trải nghiệm lái xe mượt mà. Đây chính là cơ cấu quan trọng giúp xe máy hoạt động hiệu quả và ổn định trên đường.

2. Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân xe máy bị tuột nồi xe máy

Sau một thời gian di chuyển liên tục thì động cơ xe sẽ ì ạch và chậm bởi 1 trong các nguyên nhân chính là xe bị tuột nồi.

Khi xe có những dấu hiệu xe bị tuột nồi, một thời gian sau sẽ xuất hiện tình trạng xe bị ì, không còn bốc như ban đầu. Điều này làm cho tốc độ xe bị giảm xuống, khó tăng tốc độ ga như mong muốn. Gây ức chế, khó chịu cho người điều khiển xe.

Dấu hiệu xe bị tuột nồi:

Một số dấu hiệu thường gặp báo hiệu cho chủ xe biết xe đã bị tuột nồi, cụ thể là:

tuột nồi xe máy
Dấu hiệu tuột nồi xe máy là xe đi yếu, tốn xăng hơn
  1. Xe đi tốn xăng hơn so với bình thường
  2. Xe đi yếu, gia tốc kém. Đặc biệt là khi chở hàng hoặc chở đồ nặng
  3. Số nặng, khó vào số. Thường xuyên bị dắt số hoặc không ngắt dứt khoát khi giảm ga
  4. Khi chuyển số tăng hoặc giảm xe có hiện tượng giật mạnh
  5. Có tiếng lạ từ phía động cơ. Nguyên nhân là do các cặp bánh răng ăn khớp giữa bộ côn trước và sau.

Nguyên nhân tuột nồi xe máy:

  • Thời gian xe sử dụng quá lâu khiến cho các chi tiết của bộ ly hợp xe như: ôn, búa côn, lá côn, bánh răng bị bào mòn… là nguyên nhân gây tuột nồi xe máy.
  • Nguyên nhân thứ 2 là do dầu thay kém chất lượng hoặc dầu thay quá bẩn. Điều này khiến cho các bánh răng, tấm ma sát hay búa côn bị trượt. Gây bào mòn và nóng máy, dẫn đến hoạt động kém hoặc hỏng hóc.
  • Một nguyên nhân khác khiến xe máy bị tuột nồi là việc không thay dầu định kỳ. Ngoài ra việc sử dụng xe sai cách như: chở quá tái, tăng tốc ở số cao, giảm tốc ở số thấp… cũng là nguyên nhân gây tuột nồi.

3. Cách sửa xe máy bị tuột nồi:

Cách chỉnh nồi xe máy bị tuột là bạn có thể thay lá côn, dán lại tấm ma sát ở búa côn. Hoặc bạn có thể thay cả lá côn, chuông côn và búa côn, muỗng nồi xe máy để thời gian sử dụng được lâu hơn.

Tuy nhiên để xe hoạt động được bền bì, ổn định thì bạn nên thay thế mới cả bộ ly hợp nếu như có đủ điều kiện.

Vệ sinh nồi xe tay ga định kỳ

Để tránh trường hợp nồi xe tay ga bị trượt thì chúng ta cần vệ sinh nồi định kỳ, từ đó giúp biết rõ tình trạng các chi tiết bên trong bộ nồi và kịp thời sửa chữa tránh tốn kém chi phí về sau.

4. Cách sửa nồi xe máy bị dọng

Dọng nồi xe máy là tình trạng động cơ vận hành kém, máy ì ạch và phát ra tiếng kêu to. Lỗi này thường gặp ở những dòng xe tay ga sử dụng động cơ sử dụng hệ thống cân bằng xăng điện tử.

Dưới đây là một số cách khắc phục nồi xe máy bị dọng bạn đọc có thể tham khảo:

Khắc phục đế mồi xe

Tháo nồi xe ra để kiểm tra. Chắc chắn bạn sẽ thấy đế nồi xe bị lỏng. Đây chính là nguyên nhân phát ra tiếng lạch cạch khi xe vận hành. Bạn hãy lắp lại để đảm bảo đế nồi của xe được gắn kết bền chặt.

Kiểm tra bugi

Nếu như lắp lại đế nồi mà xe vẫn phát ra tiếng kêu thì bạn nên kiểm tra bugi. Trong trường hợp bugi bị mòn thì tốt nhất hãy thay bugi mới. Và đừng quên vệ sinh bugi nhằm loại bỏ bụi bẩn bám trên thiết bị này nhé!

Điều chỉnh garanti

Bạn hãy điều chỉnh garanti thật nhuyễn bằng cách hạ lại một bên xăng và canh cho được tròn tua máy.

Nếu tình trạng dọng nồi vẫn nặng thì có thể phải thay lốc nồi. Tuột nồi xe máy

Chèn lá bạc mới

Một cách khắc phục khác chính là chèn thêm lá bạc. Các bạn có thể bỏ lá cũ ra và thay bằng lá mới. Cách này giúp xe chạy không bị kêu và giật cục. Tuột nồi xe máy

Các Dấu Hiệu Nhận Biết tuột Nồi Xe Máy gặp trục trặc và Cách Khắc Phục

Để duy trì hiệu suất và an toàn khi lái xe, việc theo dõi và nhận biết các dấu hiệu trục trặc trên bộ nồi xe máy là quan trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết và giải quyết:

Tiếng Kêu Leng Keng ở Phần Chuông Nồi:

  • Dấu hiệu: Xuất hiện tiếng kêu khi xe chạy tốc độ cao.
  • Nguyên nhân: Bộ nồi xe hư hỏng ở phần guốc ly hợp do tấm thép chắn không chặt.
  • Khắc phục: Mang xe đến tiệm để kiểm tra và canh chỉnh nồi xe hoặc thay mới guốc ly hợp.

Rung Mạnh Khi Kéo Ga:

  • Dấu hiệu: Xe rung mạnh khi tăng tốc.
  • Nguyên nhân: Lâu ngày không bảo dưỡng, bi – văng bị mòn làm mất hiệu suất tăng tốc.
  • Khắc phục: Bảo dưỡng định kỳ bộ nồi xe, kiểm tra và thay thế bi – văng còn mòn.

Tiếng Sôi Gàu Gàu Từ Bộ Nồi:

  • Dấu hiệu: Tiếng sôi phát ra khi đang chạy xe.
  • Nguyên nhân: Lỗi ở các chi tiết bi-văng của ly hợp trước.
  • Khắc phục: Kiểm tra và thay thế các chi tiết bi-văng lỗi trên bộ nồi.

Tiếng Va Đập Mạnh Trên Nồi Xe:

  • Dấu hiệu: Tiếng kêu lớn khi tăng ga hoặc nhả ga.
  • Nguyên nhân: Dây đai trong nồi bị trùng, rão.
  • Khắc phục: Bảo dưỡng nồi xe, vệ sinh và kiểm tra dây đai truyền động, thay thế nếu cần.

Để đảm bảo an toàn và tránh những vấn đề nghiêm trọng, người dùng cần tuân thủ lịch trình bảo dưỡng định kỳ và mang xe đến các trung tâm chuyên nghiệp khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của vấn đề trên bộ nồi xe máy.

6. Thông tin liên hệ Khắc phục tuột nồi xe máy

Bài viết đã giải đáp cho bạn đọc hiểu rõ về hiện tượng tuột nồi xe máy. Cũng như nhận biết và cách sửa chữa các dấu hiệu hư hỏng nồi xe máy. Với lỗi hư hỏng ở bố nồi xe máy cách tốt nhất là bạn hãy mang xe đến tiệm sửa xe uy tín để được kiểm tra, sửa chữa, đảm bảo chất lượng tốt nhất. Cho xe vận hành ổn định trong thời gian dài.

7.Làm nồi xe máy ở đâu uy tín?

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng xe máy bị tuột nồi xe máy hãy liên hệ TRUNG HIẾU MOTOR, chúng tôi sẽ giúp bạn kiểm tra và đưa ra giải pháp khắc phục tốt nhất cho tình trạng nồi xe tay ga của bạn đang gặp phải. 
Với đội ngũ nhân viên lành nghề, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm nồi xe máy, TRUNG HIẾU MOTOR chắc chắn sẽ xử lí dứt điểm các bệnh về nồi xe tay ga, giúp xe của bạn vận hành êm ái, chạy bốc mạnh như mới.