skip to Main Content
5/5 - (1 bình chọn)

Theo thời gian sử dụng thì các bộ phận của xe máy sẽ có dấu hiệu bị hao mòn, hư hỏng. Tuy nhiên có những bộ phận sẽ có thời gian hao mòn ngắn hơn mà chủ xe cần nắm được để sửa chữa, thay mới kịp thời. Cùng tham khảo TOP 9 bộ phận xe máy dễ hao mòn nhất qua phần nội dung sau đây.

1. Bugi – Bộ phận xe máy dễ hao mòn nhất

Bugi thường xuyên hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao lên tới 2500 độ C, nên sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng muội than bám trên bugi, đầu sứ bị vỡ hoặc đầu cực bị mòn. Khiến cho xe khó đề nổ, làm cho động cơ bị yếu đi và còn bị hao xăng.

Bên cạnh đó bugi cũng rất dễ bị hao mòn, hư hỏng trong các trường hợp như: xe không được bảo dưỡng định kỳ, xe máy đi qua đường ngập nước, rò rỉ nhớt vào bugi…

Để hạn chế tình trạng hao mòn bugi đòi hỏi chủ xe cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh bugi xe máy định kỳ. Khi bugi có dấu hiệu hư hỏng nặng, hao mòn nhiều thì cần thay bugi mới để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho xe máy.

2. Lốp xe máy

Nhắc đến những bộ phận xe máy dễ hao mòn nhất thì không thể không thiếu bộ phận lốp xe bởi đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên tình trạng bị nứt, thủng, mòn lốp là rất phổ biến.

Khi lốp xe máy có dấu hiệu bị hao mòn sẽ gây nguy hiểm cho người điểu khiển xe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông.

Liên hệ dịch vụ kiểm tra xe máy cũ uy tín nhất Đà Nẵng

Bạn cần thường xuyên kiểm tra lốp xe máy, chú ý áp bơm áp suất lốp phù hợp. Thay thế lốp xe máy khi có dấu hiệu bị hao mòn nặng, rách, thủng lớn…

3. Dây Curoa

Với các dòng xe tay ga như: Airblade, Lead, Vision thì sau một thời gian dài sử dụng thì bụi bẩn, mạt sẽ xuất hiện do được tích tụ trong hộp đai. Nó bám vào đai truyền động.

Khi động cơ hoạt động, dây Curoa sẽ bị ma sát khi quay nên dễ bị bào mòn. Bề mặt bị bào mòn sẽ làm cho kích thước giữa các bề mặt tiếp xúc giảm, gây hiệu quả truyền lực không cao.

Bên cạnh đó, khi nhiệt năng sinh ra vì sự ma sát sẽ làm bề mặt của dây Curoa bị chai cứng và có khả năng bị nứt dây.

Do đó bạn cần bảo dưỡng định kỳ dây curoa của xe máy. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất thì nên kiểm tra dây curoa sau khi di chuyển được 8000 km và thay mới sau khi di chuyển khoảng 20 000 km.

4. Bố thắng – Bộ phận xe máy dễ hao mòn, hư hỏng

Bố thắng được sử dụng thường xuyên trong quá trình vận hành xe máy trên đường để đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe. Do đó bộ phận xe máy dễ hao mòn này cần được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.

Khi nhận thấy tình trạng bố thắng kém nhạy, bị lờn thì bạn cần nhanh chóng siết lại bố thắng. Đối với tình trạng hao mòn nghiêm trọng thì cần được thay bố thắng mới cho xe.

5. Lọc gió xe máy

Các dòng xe máy hiện nay thường sử dụng lọc gió dạng lọc giấy để lọc lượng không khí vừa đủ. Nên khi bạn sử dụng xe máy thời gian dài thì lọc gió sẽ dễ bị hỏng vì bụi bám bẩn vào lọc gió, làm cho lượng gió không thể lưu thông vào bên trong.

6. Nhông – Sên – Dĩa xe máy

Nhông, sên, dĩa đóng vai trò rất quan trọng, giúp xe máy vận hành trơn tru. Tuy nhiên nếu không bảo dưỡng đầy đủ thì nhông sên dĩa là bộ phận xe máy dễ hao mòn, gây ra tình trạng xe bị yếu khi tăng tốc hoặc có những tiếng kêu lạch cạch trong quá trình vận hành.

7. Bộ phận ECU xe máy

ECU hay còn được gọi là bộ điều khiển trung tâm, thường được lắp đặt trên các dòng xe máy đời mới, cho khả năng chính xác cao hơn so với bộ chế hòa khí. Tuy nhiên do có cấu tạo phức tạp nên bộ phận xe máy dễ hao mòn, hư hỏng khiến cho hệ thống xe bị tê liệt và phải được sửa chữa mới có thể vận hành được.

8. Hệ thống điện xe máy

Hệ thống điện của xe máy gồm có: Bình ắc quy, IC, May phát và bộ phát. Các bộ phận trong hệ thống điện có thể bị xuống cấp sau một thời gian dài sử dụng. Lúc đó sẽ dẫn đến tình trạng xe đề không nổ.

Đối với dòng xe ga, khi xe đề không nổ có thể do nguyên nhân bình ắc quy bị hỏng, yếu điện. Đối với các dòng moto phân khối lớn thì việc khởi động xe còn khó khăn hơn rất nhiều nếu xe bị hỏng hệ thống điện.

Để tránh những bộ phận xe máy hao mòn trong hệ thống điện chủ xe nên bảo trì thường xuyên. Đặc biệt là những ai thường xuyên sử dụng xe máy, đi đường xa hoặc hay đi vào những con đường gập ghềnh. Điều này sẽ đảm bảo chiếc xe của bạn vận hành tối ưu, tiết kiệm nhiên liệu.

9. Bộ nồi xe máy

Nồi xe máy hay còn gọi là bộ ly hợp của xe, nằm giữa hộp số và dộng cơ. Bộ phận này có vai trò giúp cho xe máy hoạt động một cách ổn định nhất. Sau một thời gian sử dụng thì bộ nồi xe máy sẽ bị mòn đồng thời các lò xo cũng yếu đi. Lúc đó các bộ phận xe máy của nồi xe sẽ trượt lên nhau làm giảm khả năng truyền công suất.

Bên cạnh đó khi bộ phận xe máy dễ hao mòn này gặp sự cố sẽ gây ra hiện tượng nóng máy, phát ra tiếng kêu lạ, gây hao xăng. Do đó việc vệ sinh nồi xe máy sẽ khắc phục những hiện tượng như: xe bị ì máy, xe đi không êm, hao xăng, đầu xe rung lắc khi lên ga…

Trên đây là 9 bộ phận xe máy dễ hao mòn nhất trong quá trình sử dụng xe sau một thời gian. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc sử dụng chiếc xe của mình hợp lý, vệ sinh, bảo dưỡng xe định kỳ để mang đến khả năng vận hành tối ưu, cũng như tăng độ bền cho xe.

DỊCH VỤ CỨU HỘ XE MÁY LƯU ĐỘNG 24/24 UY TÍN