skip to Main Content
5/5 - (1 bình chọn)

Giảm xóc đóng vai trò quan trọng của xe máy, giúp xe vận hành cân đối, ổn định trên đường. Tuy nhiên bạn cần phải nắm rõ được những dấu hiệu thông báo cần thay giảm xóc xe máy ngay để đảm bảo an toàn khi chạy xe trên đường sau đây.

1. Dấu hiệu thông báo cần thay giảm xóc xe máy

Trong quá trình vận hành xe máy nếu gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần phải kiểm tra và thay giảm xóc xe máy (nếu cần) để đảm bảo an toàn:

Giảm xóc phát ra tiếng kêu

Khi xe vận hành mà phát ra tiếng kêu “cót két” thì đây được xem là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu hệ thống giảm xóc có vấn đề. Tiếng kêu phát ra từ giảm xóc khả năng do ống giảm xóc đã bị méo, lò xo bị gỉ, cọ xát vào ống bọc và thân xi-lanh.

Với xe nữ dùng giảm xóc càng, bạc trước có thể đã mòn, khô dầu hoặc nặng hơn thì ty thủy lực đã bị cong do va chạm hoặc rung chấn mạnh.

Để có thể khắc phục, thì bạn cần tháo giảm xóc, nắn lại ty thủy lực bằng dụng cụ chuyên dụng. Đây là vấn đề đòi hỏi yếu tố kỹ thuật do đó bạn cần liên hệ đến thợ sửa chữa xe tại các cơ sở uy tín để kiểm tra và khắc phục cho.

Tay lái bị lệch

Khi xe chở đủ tải bạn sẽ cảm nhận thấy xe bị xệ một bên kèm theo tay lái không cân bằng. Đây cũng được xem là biểu hiện xe có thể bị gãy một bên lò xo (ở phía xệ thấp) hoặc lò xo hai bên có độ cứng không đều nhau hay một cán pít-tông bị cong. Căn cứ vào từng nguyên nhân mà thay lò xo hoặc nắn lại cán pít-tông.

Giảm xóc bị chảy dầu

Ở cuối thân giảm xóc có gỉ dầu bám ướt hoặc khi xe chạy qua các ổ gà phát ra tiếng kêu lộc cộc và có cảm giác nảy. Đây được xem là dấu hiệu giảm xóc trên xe đã hở phớt, chảy dầu ty thủy lực.

Với giảm xóc trước, việc thay phớt và dầu dễ dàng hơn vì có cấu tạo tháo rời pít-tông và xi-lanh. Cần đổ dầu giảm xóc đúng chủng loại và lượng. Trường hợp sau khi thay dầu xong mà giảm xóc quá cứng có nghĩa lượng dầu đã vượt quá mức quy định, cần xả bớt dầu qua ốc xả ở đáy giảm xóc.

Đối với giảm xóc bánh sau, do được thiết kế liền nên muốn thay dầu, sẽ khó thực hiện hơn. Bạn nên liên hệ đơn vị sửa xe máy uy tín để được hỗ trợ, sử dụng nhưng dụng cụ chuyên dùng mới có thể tháo thay dầu được. Nếu làm tất cả các thao tác trên mà giảm xóc vẫn không bình thường có nghĩa nó đã hỏng, phải thay mới.

2. Những nguyên nhân khiến giảm xóc xe máy hư hỏng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, và hiểu rõ về chúng sẽ giúp chúng ta có biện pháp bảo dưỡng và sửa chữa phù hợp.

1. Mài Mòn Do Sử Dụng Lâu Dài

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hỏng giảm sóc là do sự mài mòn tự nhiên qua thời gian sử dụng. Mỗi khi xe máy di chuyển, giảm sóc phải chịu đựng hàng loạt các cú sốc và áp lực từ mặt đường, dẫn đến việc mài mòn các bộ phận bên trong như lò xo, bạc đạn, và phớt dầu. Sự mài mòn này là không thể tránh khỏi và cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo giảm sóc vẫn hoạt động tốt.

2. Hỏng Hóc Do Va Đập Mạnh

Va đập mạnh từ các ổ gà, lề đường cao, hoặc va chạm giao thông có thể gây hại nghiêm trọng cho giảm sóc. Những cú sốc đột ngột và mạnh mẽ này có thể làm hỏng lò xo, làm biến dạng hoặc thậm chí gãy giảm sóc, làm mất đi khả năng làm việc hiệu quả của chúng.

3. Rò Rỉ Dầu

Giảm sóc hoạt động dựa trên hệ thống dầu và khí nén. Rò rỉ dầu là một vấn đề thường gặp, khiến giảm sóc mất khả năng giảm chấn hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng rò rỉ có thể do phớt dầu bị hỏng, lão hóa hoặc do vật liệu chế tạo không đảm bảo. Rò rỉ dầu không chỉ làm giảm hiệu suất của giảm sóc mà còn gây nguy hiểm do trượt trên dầu rò rỉ.

4. Lỗi Từ Nhà Sản Xuất

Đôi khi, giảm sóc cũng có thể hỏng do lỗi từ nhà sản xuất. Điều này bao gồm việc sử dụng vật liệu kém chất lượng, lỗi trong quá trình lắp ráp hoặc thiết kế không phù hợp. Trong những trường hợp này, việc bảo hành và sửa chữa từ nhà sản xuất là cần thiết.

5. Bảo Dưỡng Không Đúng Cách

Việc không bảo dưỡng định kỳ hoặc bảo dưỡng không đúng cách cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến hỏng giảm sóc. Việc này bao gồm không kiểm tra định kỳ, không thay thế phụ tùng hao mòn, hoặc sử dụng các sản phẩm bảo dưỡng không phù hợp. Bảo dưỡng đúng cách

3. Chi phí thay giảm xóc xe máy là bao nhiêu?

Chi phí thay giảm xóc xe máy sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguyên nhân hỏng hóc, địa chỉ thay thế, sản phẩm thay thế…Với những trường hợp hỏng nhẹ chỉ cần nắn lại ty thủy lực bị cong, hoặc có thể mạ lại lớp mạ ngoài bị xước hay thay cụm ty, hoặc thay lò xo khi bị han gỉ…thì có mức chi phí khá rẻ.

Trong trường hợp xe bị hỏng một giảm xóc cũng cần thay thế cả 2 bên tránh được tình trạng mất cân bằng giữa giảm xóc cũ và mới do sự không đồng đều. Chi phí để thay giảm xóc xe máy cả cụm trước trên ở xe số khoảng 1 triệu đồng, xe ga khoảng 1,5 triệu. Còn chi phí thay giảm xóc sau xe máy là khoảng 800.000 đồng với xe số, xe ga khoảng 700.000 đồng do chỉ có một chiếc.

4. Một số lưu ý để hạn chế phải thay giảm xóc xe máy

Để hạn chế các hư hỏng dẫn đến việc phải thay giảm xóc xe máy thì người sử dụng xe cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Điều chỉnh độ nén của giảm xóc xe máy phù hợp với trọng lượng chở của xe
  • Cẩn trọng khi tháo các ốp nhựa hoặc xát-xi che ở phía bên ngoài phuộc nhún vì có thể gây ảnh hưởng đến lò xo nhún.
  • Thay giảm xóc xe máy phù hợp, chính hãng chất lượng tốt cho từng dòng xe. Cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn lựa để tránh được tình trạng rò rỉ dầu.
  • Nên sử dụng những loại dầu nhớt tốt, chính hãng để bảo vệ được ty phuộc không bị xước và bị rỉ dầu.
  • Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên, thay thế phớt khi cần để đảm bảo giảm xóc hoạt động tốt
  • Phải thay thế giảm xóc xe máy khi đã được sử dụng trong thời gian dài hoặc khi thấy dấu hiệu xuống cấp để đảm bảo được an toàn trong quá trình vận hành.
  • Nên thường xuyên rửa xe để tránh bụi bẩn bám vào hệ thống giảm xóc, làm giảm hiệu quả sử dụng…

Trung Hiếu Motor nhận thay giảm xóc xe máy tận nơi với các sản phẩm chính hãng, chất lượng cao. Cung cấp đa dạng các mẫu giảm xóc cho từng dòng xe số, xe tay ga, xe côn tay… với giá thành hợp lý, bảo hành lâu dài.

Như vậy qua nội dung bài viết bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc khi nào cần thay giảm xóc xe máy là thích hợp. Mong rằng qua đây bạn đọc sẽ nắm được các dấu hiệu nhận biết cần thay thế giảm xóc của xe, để tăng độ bền cho xe và đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường.

THAY GIẢM XÓC XE MÁY TẬN NƠI – TRUNG HIẾU MOTOR