skip to Main Content
5/5 - (1 bình chọn)

Phanh trang trống thường được sử dụng cho các dòng xe máy số và xe máy đời cũ. Ưu điểm của phanh là có khả năng chắn bụi bẩn tốt, hãm tốc độ ổn định, giá thành rẻ… Cùng tìm hiểu cách sử dụng và sửa phanh tang trống xe máy hỏng qua nội dung bài viết sau đây nhé.

1. Khái quát về phanh tang trống xe máy

Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng và sửa phanh tang trống xe máy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thông tin khái quát về bộ phận này.

Phanh tang trống còn có tên gọi là phanh cơ, phanh đùm hay thắng đùm, là hệ thống phanh khá phổ biến trên các dòng xe số, xe máy đời cũ. Hiện nay, phanh tang trống thường được sử dụng làm phanh bánh sau trên một số mẫu xe có giá thành vừa phải.

Phanh tang trống có cấu tạo gồm mâm phanh hình tròn nhỏ có gắn cố định một xilanh con. Bộ phận này sẽ được nối với hai guốc phanh và má phanh có hình bán nguyệt đi cùng các lò xo hồi vị. Khi người lái đạp phanh, dầu phanh mang áp suất thủy lực được truyền đến xilanh con. Giúp xilanh con đẩy vào guốc phanh, ép má phanh đi ra hai bên tang trống tạo ra ma sát. Nhờ ma sát này quá trình quay của bánh xe sẽ được giảm chậm lại và giúp xe dừng hẳn.

2. Dấu hiệu hư hỏng của phanh tang trống

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết hư hỏng mà bạn cần nắm được để có phương án sửa phanh tang trống xe máy thích hợp

Phanh không ăn:

Đây là hiện tượng khi người lái đạp/bóp phanh rất mạnh nhưng thấy xe giảm tốc độ rất chậm hoặc không hề giảm. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là bố thắng đã quá mòn nhưng không được điều chỉnh tăng hoặc đã tăng hết giới hạn. Ngoài ra, bố thắng bị trơ lì, dầu mỡ bám trên bề mặt bố thắng cũng khiến gặp hiện tượng này.

Phanh bị kêu:

Hầu hết những tiếng kêu xuất phát từ phanh cơ đều cần được kiểm tra và sửa phanh tang trống xe máy kịp thời

Một số nguyên nhân làm bố thắng đùm kêu như: bố thắng bị trơ lì gây trượt khi thắng, cát hoặc nước vào bố thắng, trục quả đào bị mòn, bề mặt làm việc của bố thắng (nòng may-ơ) bị xước.

Phanh bị nặng:

Hiện tượng này gặp chủ yếu ở phanh bánh trước do dây thắng và trục quả đào bị khô dầu.

Phanh bị bó:

Đây là hiện tượng sau khi nhả thắng nhưng má thắng không tách khỏi bề mặt bố thắng. Nguyên nhân có thể do trục quả đào mòn không đều hoặc khô dầu, lò xo hồi vị phanh yếu, bề mặt làm việc của tang trống bị mòn thành rãnh sâu hoặc má thắng quá mòn, khi đạp thắng quả đào quay 90 độ nên không có khả năng tự hồi về. Ngoài ra, sau khi xe mới rửa xong, đi mưa về để qua đêm dễ dẫn đến hiện tượng mút bố thắng khi đạp, gây bó cứng.

3. Các lỗi hư hỏng thường gặp với phanh tang trống xe máy

Sau một thời gian sử dụng, phanh tang trống có thể gặp phải các trục trặc khác nhau. Trong đó có những lỗi hư hỏng phổ biến là:

Phanh tang trống bị mòn:

Là hiện tượng tự nhiên trong quá trình sử dụng nhưng khi quá trình mòn diễn ra nhanh, mòn không đều thì có thể là do bố thắng kém chất lượng hoặc bề mặt bố thắng bị xước.

Phanh tang trống bị trơ lì:

Do thói quen của người sử dụng rà thắng nhiều dẫn tới quá nhiệt, bề mặt tấm ma sát (phíp) trở nên chai cứng và giảm khả năng bám. Hiện tượng này cũng thường gặp với các phanh cơ có thời gian sử dụng quá lâu bị tác động của thói quen và môi trường sử dụng nhưng chưa mòn tới giới hạn phải thay mới.

Bố thắng mòn thành rãnh thường gặp khi người sử dụng thay phải bố thắng kém chất lượng. Với những loại bố thắng này thường không có sự đồng đều về độ cứng giữa các vị trí trên phíp, chỗ thì quá cứng, chỗ thì quá mềm – kết quả của việc dùng sai vật liệu và công nghệ chế tạo.

Hậu quả khi thay phải bố thắng kém chất lượng là bề mặt làm việc của bố thắng bị mòn thành rãnh, nếu rãnh quá sâu thì phải ép mới chứ không thể láng lại để khắc phục.

Phíp bong, vỡ:

Đây là dạng hỏng không hay gặp nhưng rất nguy hiểm nếu đang lái trên đường phố đông đúc hoặc đường cao tốc. Khi phíp bị bong, vỡ dễ dẫn đến bó phanh gây kẹt cứng bánh xe đột ngột và người sử dụng hầu như không kịp xử trí, có thể dẫn tới ngã xe.

4. Hướng dẫn cách sử dụng và sửa phanh tang trống xe máy đúng cách

Dưới đây là những hướng dẫn cách sử dụng và sửa phanh tang trống xe máy khi gặp phải các sự cố hư hỏng:

  • Sau khi sử dụng xe chúng ta nên vệ sinh xe, tốt nhất vệ sinh định kì 2-3 tuần /lần, đặc biệt là sau khi đi qua những con đường có nhiều bùn đất, cát, bụi.
  • Thường xuyên thoa dầu mỡ tại các vị trí khớp nối và dây thắng để đảm bảo bộ phận thắng luôn luôn hoạt dộng trơn tru.
  • Cẩn trọng khi dán phíp do chất lượng dán phụ thuộc nhiều vào chất lượng của phíp, keo dán, lực ép khi dán và mức độ lành nghề của người dán.
  • Thay thế, sửa phanh tang trống xe máy tại các đơn vị sửa xe máy uy tín, được bảo hành đầy đủ sau sửa chữa.

Liên hệ địa chỉ sửa phanh tang trống xe máy uy tín

Trung Hiếu Motor nhận sửa phanh tang trống xe máy tận nơi trong thời gian nhanh nhất cho khách hàng, với chất lượng dịch vụ uy tín hàng đầu, bảo hành sau sửa chữa lâu dài cho khách hàng.

Với đội ngũ thợ sửa xe đều có trên 5 năm kinh nghiệm, am hiểu về phanh cơ xe máy, Trung Hiếu tự tin có thể khắc phục mọi vấn đề hư hỏng, sửa phanh tang trống xe máy nhanh chóng và hiệu quả.

Nhận thay phanh tang trống xe máy chính hãng, có đầy đủ thông tin nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Giá sửa phanh tang trống xe máy tận nơi hợp lý, cạnh tranh. Báo giá chi tiết đến khách hàng sau khi kiểm tra tình trạng của xe.

Như vậy qua nội dung bài viết bạn đọc đã được tìm hiểu về cách sử dụng cũng như cách sửa phanh tang trống xe máy với các lỗi hư hỏng khác nhau. Chú ý cần thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng phanh đùm để bộ phận này hoạt động trơn tru, đảm bảo an toàn khi xe vận hành.